Đề bài: Bình luận câu: Một ngày lạ thói sai nha,Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền trong chương trình văn học lớp 10.
Nguyễn Du là một đại thi hào của dân tộc, ông đã mang đến cho chúng ta một kiệt tác văn học đó chính là truyện Kiều. Tác phẩm kể về cuộc đời của một con người tài sắc vẹn toàn nhưng lại bạc mệnh, qua đó Nguyễn Du muốn lấy sự đồng cảm của người đọc đối với thân phận người phụ nữ thời phong kiến xưa.
Đọc truyện Kiều làm cho chúng ta ấn tượng nhất đó chính là đoạn trích Kiều ở lầu ngưng bích hay là đoạn tả Thúy kiều. Những đoạn trích này rất nổi bật được mọi người chú ý tới nhưng nếu như không để ý tới thì chắc hẳn nhiều người vẫn không biết được rằng đoạn kể về sóng gió của gia đình Kiều là mấu chốt làm nên câu chuyện và cũng là những câu thơ giàu ý nghĩa, ý nghĩa ấy không chỉ là đúng với gia đình nhà Kiều mà còn đúng trong chế độ xã hội, đúng với chế độ quy luật xưa:
“Một ngày lạ thói sai nha
Làm cho khốc hại chẳng qua vì tình”
Hai câu thơ này được trích ra từ đoạn gia đình của Kiều rơi vào cảnh hoạn nạn do thằng bán tơ vu oan. Trước tình cảnh ấy thì bọn sai nha đã đùng đùng tới nhà và đánh đập cha con nhà Thúy Kiều thậm tế. Gia đình Kiều bất ngờ kết thúc những ngày tháng vui vẻ hạnh phúc và đầm ấm bên nhau. Chính vì vậy mà đại thi hào Nguyễn Du đã dành cho những kẻ hống hách ,không coi ai ra gì bằng hai câu thơ như trên.
Thói mà tác giả nhắc tới ở đây đó chính là lẽ sống, là cách hành xử trắng trợn và không tốt với người khác. “Sai nha” là bọn nha dịch ,bọn tay chân dưới của triều đình . “Khốc hại” là những tai hại đáng thương ,những cảnh đau lòng thương tâm. Những hành động đó không ai khác gây ra mà đó chính là bọn sai nha, nhá dịch làm hại, ức hiếp dân lành. Tóm lại câu nói trên tác giả đã tố cáo tội ác của bọn nô dịch hống hách làm hại nhân dân ở thời đó. Đó là một tội ác đáng phải trừng phạt.
Ở trong cuộc sống ngày nay thì cũng có người tốt người xấu, có những ông quan liêm chính thì lại có những ông quan tham ô của dân. Hay còn gọi là bọn cướp ngày.
Tội ác đó được thể hiện rất rõ và rõ nhất đó là trong thời phong kiến ngày xưa. Đặc biệt qua đoạn trích đó thì chúng ta thấy được chúng vô cùng tàn nhẫn với người vô tội. Có lẽ cũng không còn từ nào để lột tả được sự độc ác của chúng trong hai từ khốc “hại”. Chúng vô duyên vô cớ tin lời một thằng bán tơ để rồi đánh đập cha con nhà họ Vương một cách dã man, trắng trợn. Với cách làm như vậy không những là đẩy người vô tội vào chốn ngục lao mà còn là nguyên nhân đẩy Thúy Kiều vào bước ngoặt éo le của cuộc đời. Cuộc đời thanh lâu hai lượt thanh y hai lần của Kiều cứ thế mà tiếp diễn, Kiều không những không được giữ trọn lời thề ở bên người yêu mà nàng còn phải trải qua những đắng cay tủi nhục ê chề vì phải chung chăn gối với biết bao người đàn ông trong xã hội.
Còn ở thời hiện đại thì lại có nhiều những quan tham ô của dân nghèo làm cho những người nghèo nay lại càng nghèo hơn. Tội ác đó gián tiếp làm hại và bóc lột dân chúng qua những chính sách như là nạp thuế hoặc là cho dù dân có kêu than có khốn khổ thì chúng cũng không hề quan tâm. Chung quy những tội ác mà bọn tham quan gây ra không làm chết người nhưng lại đặt ra những chính sách hà khắc, những thứ thuế vô lí để bóc lột và kiếm tiền từ mồ hôi nước mắt của dân chúng.
Như vậy qua đó chúng ta thấy được đại thi hào Nguyễn Du đã rất khéo léo để cho chúng ta tấy được quy luật về tội ác của bọn tham quan ở mọi thời đại. Những việc làm của chúng mang đến cho muôn dân mọi hình ảnh đau thương, li biệt và tàn khốc , chính vì vậy mà mỗi chúng ta hãy biết đứng lên để đấu tranh chống lại bọn tham ô chỉ biết làm hại dân lành .
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét