Thứ Bảy, 6 tháng 1, 2018

Bình Luận Câu Ca Dao “Ai Ơi Đừng Bỏ Ruộng Hoang, Bao Nhiêu Tấc Đất Tấc Vàng Bấy Nhiêu”

Đề bài : bình luận câu ca dao “ai ơi đừng bỏ ruộng hoang,bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu”


Trong ca dao Việt Nam không chỉ nói về những đôi trai gái hẹn hò hay về tình yêu quê hương đất nước mà còn có những câu nói ề kinh nghiệm được đúc rút từ bao đời nay ,nó mang đến những lời khuyên cho thế hệ mai sau, một trong những câu ca dao mà chúng ta thường hay được nghe đó chính là :

                                           “ Ai ơi, đừng bỏ ruộng hoang,
                                      Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu! “

Từ xưa cho tới nay dân ta vốn là một nước có truyền thống nghề trồng lúa nước và hoa màu, nước ta có hơn 90% dân số sinh sống chủ yếu bằng nghề nông, đặc biệt là trồng lúa. Ruộng đất được xem là tài sản quý giá của dân ta, là tài sản của quốc gia và là chủ quyền của dân tộc.

Chính vì làm nông cho nên ruộng đồng là tư liệu sản xuất chính của nhân dân, hình ảnh con trâu đi trước cái cày theo sau rất quen thuộc trên mọi nẻo miền quê. Nhà nông đã làm nên những cây lúa trĩu bông, đem lại những bát cơm dẻo thơm, mang lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho mọi gia đình.

 ‘Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang” giống như một lời nhắc nhở, tha thiết và khẩn cầu, vì đất là tài nguyên vô cùng quý báu của nhân dân, không có đất thì chúng ta không thể cày bừa và làm ra những hạt lúa nặng bông, những mùa màng bội thu cho nên được xem là tấc đất tấc vàng. Hơn nữa nước ta là một đất nước thuộc vùng nhiệt đới ẩm cho nên rất thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, chăn nuôi gia súc và gia cầm. Không nên bỏ phí ruộng rất, lãng phí nguồn tài nguyên quý giá . Trên đất nước chúng ta hiện nay có hàng trăm hàng nghì héc ta đất phù sa màu mỡ bị bỏ hoang không sử dụng tới , trong lúc đó có nhiều gia đình nông dân lại không có đất để cày cấy , trong lúc nước ta cần xuất khẩu nhiều tấn gạo sáng cho nước khác. Tình trạng này đã kéo dài rất nhiều năm, đất cũng đang dần bị bỏ phí.


ở câu thứ hai ,tấc đất quý giá được xem như vàng . Đất để trồng lúa ngô,khoai để muôi sống cuộc sống của nhân dân ta, để xây dựng trường học, đường làng ngõ xóm, lâu đài, các khu công nghiệp,bệnh viện,khu giải trí nhà ở ….

Ai ai cũng sống nhớ đất và chết đi cũng nằm trong lòng đất cho nên mọi thứ như vàng bạc châu báu cũng được sinh ra từ đất. Tấc đất tấc vàng, đất quý như vàng. Hiện nay một thực trạng cho chúng ta thấy đó chính là ở những thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn đất ngày càng tăng giá và cũng không sản sinh ra được cho nên rất quý. Đúng như câu nói của ông cha ta : bao nhiều tấc đất tấc vàng bấy nhiêu.

Tóm lại qua câu ca dao này chúng ta lại càng thấy rõ sự quý giá của đất, chính vì thế mà chúng ta không được bỏ hoang,không được lãng phí đất. Mọi người phải biết giữ gìn đất , đất là tổ quốc giang sơn như Bác Hồ kính yêu chúng ta đã từng nói “các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước''.

Xin Lưu Ý:

Mọi thông tin thắc mắc về tuyển sinh quý phụ huynh và các em học sinh có thể đặt câu hỏi bên dưới hoặc liên hệ để được hỗ trợ và hướng dẫn

Giờ hành chính từ : Thứ 2 đến Thứ 7 từ 7h'30 phút đến 18h00 Hàng ngày.

Điện Thoại Hỗ trợ Hotline 24/7:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tin Mới Đăng

Designed By Vietnam Education