Thứ Sáu, 5 tháng 1, 2018

Đặc điểm của kết cấu tác phẩm văn học

Kết cấu là sự tạo thành và liên kết các bộ phận trong bố cục của tác phẩm, là sự tổ chức, sắp xếp các yếu tố, các chất liệu tạo thành nội dung của tác phẩm trên cơ sở đời sống khách quan và theo một chiều hướng tư tưởng nhất định.
Kết cấu là một yếu tố của hình thức, vì thế vai trò của nó chủ yếu được khẳng định trong việc thực hiện nhiệm vụ đối với các yếu tố của nội dung tác phẩm như chủ đề, tư tưởng, tính cách, cốt truyện, các yếu tố ngoài cốt truyện….
Trong mối quan hệ giữa kết cấu với chủ đề – tư tưởng thì chủ đề – tư tưởng bao giờ cũng đóng vai trò chỉ đạo và chi phối kết cấu, thông qua ý thức năng động của chủ quan nhà văn, nó sẽ quy định hình thức kết cấu của tác phẩm. Ngược lại, kết cấu thay đổi thì chủ đề – tư tưởng cũng chịu ảnh hưởng nhất định. Những nhiệm vụ quan trọng nhất của kết cấu là phải tổ chức tác phẩm sao cho chủ đề tập trung tư tưởng thống nhất, sao cho tư tưởng chủ đề thấm sâu vào từng bộ phận của tác phẩm.

Trong tác phẩm “Chí phèo” nếu không có sự xuất hiện chi tiết bát cháo hành của Thị NỞ vào đúng lúc Chí bị cảm gió và không một ai thương xót thì chắc chắn giá trị nhân đạo của tác phẩm sẽ không được sâu sắc như nó vốn có.
Kết cấu đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện sự thống nhất chặt chẽ giữa chủ đề – tư tưởng với hệ thống tính cách, nói cách khác nó phải tổ chức sự phát triển của từng tính cách một cách nhất quán dưới ánh sáng của chủ đề – tư tưởng.
Nghệ thuật kết cấu chính là nghệ thuật tạo tình huống. Tình huống càng giàu kịch tính thì khả năng bộc lộ những đặc điểm bản chất của tính cách càng lớn.
Xét về phương hướng kết cấu, có thể đề cập tới hai hình thức kết cấu chủ yếu: kết cấu của tác phẩm có cốt truyện và kết cấu của tác phẩm không có cốt truyện.
Kết cấu của các tác phẩm có cốt truyện, thường là tác phẩm kịch và tác phẩm tự sự, là sự tổ chức mối liên hệ giữa các tính cách, là sự tổ chức một cốt truyện tương ứng với chủ đề – tư tưởng tác phẩm, là sự phân bố các chương, các lớp, các cảnh trong một chỉnh thể thống nhất để dựng lên một bức tranh về đời sống, qua đó đặt ra và giải quyết một vấn đề nào đó của xã hội
Đặc điểm thường thấy của kết cấu này là cốt truyện diễn ra và phát triển theo trình tự thời gian, tuần tự không bị đứt quãng: Tam Quốc diễn nghĩa, Thủy hử, Hoàng Lê nhất thống chí, Odixe….
Tiêu biểu cho hình thức kết cấu của các tác phẩm không có cốt truyện là kết cấu của tác phẩm thơ ca. Đó là tổ chức quá trình vận động bên trong của các trạng thái cảm xúc, là sự phân bố các đoạn thơ, các khổ thơ, câu thơ, là cách sử dụng các hình ảnh, hình tượng thơ trên cơ sở một tứ thơ nhất định, qua đó nêu bật tư tưởng – chủ đề tác phẩm.
Trong thực tế sáng tạo văn học, kết cấu qua lăng kính nhà văn sẽ phong phú và đang dạng hơn nhiều. Tác phẩm được kết cấu theo kiểu nào sẽ tùy thuộc vào đối tượng phản ánh và tài năng, phong cách của người cầm bút.

Xin Lưu Ý:

Mọi thông tin thắc mắc về tuyển sinh quý phụ huynh và các em học sinh có thể đặt câu hỏi bên dưới hoặc liên hệ để được hỗ trợ và hướng dẫn

Giờ hành chính từ : Thứ 2 đến Thứ 7 từ 7h'30 phút đến 18h00 Hàng ngày.

Điện Thoại Hỗ trợ Hotline 24/7:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tin Mới Đăng

Designed By Vietnam Education