Thứ Bảy, 6 tháng 1, 2018

Phân Tích Hình Tượng Nhân Vật Chí Phèo

PHÂN TÍCH HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT CHÍ PHÈO

Đề bài: Phân tích hình tượng nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm của Nam Cao 

Chí Phèo vốn là đứa trẻ mồ côi được nuôi nấng trong vòng tay của những người nông dân lương thiện làng Vũ Đại. Năm 20 tuổi Chí làm canh điều khỏe mạnh cho nhà Lý Kiến. Khỏe mạnh nhưng hắn hiền như cục đất, thậm chí còn chăm. Chí cũng từng có một ước mơ giản dị và lương thiện như trăm người dân khác: một gia đình nho nhỏ, chồng cuốc mướn cày thuê, bỏ một con lợn làm vốn liếng, khá giả thì mua 5 – 3 sào ruộng làm. Chí còn là một người biết tự trọng.
Vì tự trọng, anh nông dân ấy chỉ thấy nhục khi bị bà ba Bá Kiến sai làm những việc làm không chính đáng – làm canh điền cho nhà Bá Kiến là khẳng định quá trình tha hóa của Chí Phèo mà người tiếp tục là sự dâm ô của bà ba và thói ghen tuông xấu xa của Bá Kiến. Vì sự ích kỉ của mình, Bá Kiến sẵng sàng hủy hoại cuộc đời người khác đẩy Chí Phèo vào tù. Nhà tù thực dân lại là môi trường thuận lợi biến Chí Phèo từ người nông dân lương thiện thành lưu manh Sau 7,8 năm Chí Phèo ra tù với hình hài của một thằng lưu manh ( cái đầu trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất câng câng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết…). Đó là sự tha hóa về nhân hình. Về nhân tính, Chí không còn hiền như đất mà hung hăng liều lĩnh. Hắn về hôm trước hôm sau đã thấy ngồi uống rượu với thịt chó suốt từ trưa đến xế chiều. Rồi say khướt, hắn xách một cái vỏ chai đến cửa nhà Bá Kiến gọi tận tên tục ra mà chửi. Rồi Chí Phèo đánh nhau với Lý Cường, đập cái chai vào cột cổng, lăn lộn dưới đất, vừa kêu vừa lấy mấy mảnh chai cào vào mặt
Hình tượng nhân vật chí Phèo được khắc họa sinh động
Không may cho hắn, cái mãnh lực đen tối tiềm tàng trong hắn đã gặp phải tên cáo già xảo quyệt là Bá Kiến, như lửa to gặp gió lớn, càng tác oai tác quái nhiều ngườ hơn. Bá Kiến biết rằng với thằng hiền phải bóp cho ra bùn còn với hạng lưu manh côn đồ phải biến nó thành tay sai của mình. Bằng những đồng tiền lẻ, thủ đoạn: “trị không được thì dùng” Bá Kiến đã buộc Chí Phèo phải bán dần bán lẻ thể xác và linh hồn. Kể từ đó Chí Phèo triền miên trong những cơn say và hắn say thì hắn làm bất cứ những gì người ta sai hắn làm. Hắn đã phá biết bao cơ nghiệp, phá nát làm chảy máu và nước mắt của bao nhiêu người lương thiện để rồi hắn trở thành con quỷ dữ trong mắt của người dân làng Vũ Đại. Cái mặt của Chí không còn phải là mặt người, nó là mặt của con vật lạ. Nó vằn dọc vằn ngang không thứ tự biết bao nhiêu là vết sẹo. Dù vậy hình tượng của Chí không phải ngẫu nhiên cá biệt. Trước hắn đã có Năm Thọ, Bính Chức và biết đâu chẳng có một Chí Phèo con lại bước ra từ một cái lò gạch cũ mà truyện ngắn đã thoáng hình dung nối nghiệp bố? Trong một số truyện ngắn khác, Nam Cao cũng xây dựng những nhân vật tương tự: Trạch Văn Đoành ( Đôi móng giò), Cu Lộ (Tư cách mõ), Đức ( nửa đêm) Qua Chí Phèo, Nam Cao đã khẳng định một sự thật đau đớn ở làng quê Việt Nam trước cách mạng: hình tượng người dân lương thiện bị chà đạp về tinh thần và thể xác bị xã hội phi nhân tính cướp đi cả hình hài lẫn tính người. Nhân vật không chỉ vạch khổ cho người nông dân bị áp bức, bóc lột mà từ hình tượng nhân vật gián tiếp lên án, tố cáo các thế lực thống trị

* Hồi sinh

Vẽ nên hình ảnh người nông dân lưu manh đầy thú tính, Nam Cao không hề bôi nhọ người nông dân, trái lại nhà văn đã phát hiện và khẳng định phẩm chất tốt đẹp của những người này ngay cả khi tưởng chừng họ đã bị biến thành thú vật. Cuộc gặp gỡ với Thị Nở đã thức tỉnh phần người bấy lâu nay bị vùi lấp ở Chí để hắn trở về với cuộc sống kiếp người một cách tự nhiên. Chính sự quan tâm chăm sóc của Thị đã giúp Chí Phèo cởi bỏ cái vẻ giận dữ để sống lại là người, khao khát hoàn lương, lương thiện 

* Tỉnh rượu 

Buổi sáng đầu tiên sau đêm bị cảm ở bờ sông lần đầu tiên Chí Phèo tỉnh rượu: Lần đầu tiên hắn nhận thức về cái không gian của mình- một căn lều : “ở đây người ta thấy cùng lúc xế và gặp đêm khi trong vẫn sáng. Đó là lần đầu tiên sau bao nhiêu năm u mê, hắn lắng nghe những âm thanh hàng ngày của cuộc sống: tiếng chim hót ngoài kia nghe vui quá ! Có tiếng cười nói của những người đi chợ. Anh thuyền chèo gõ mái chèo đuổi cả. Những âm thanh ấy hôm nào chẳng có, nhưng hôm nay những âm thanh ấy vang động sâu xa trong lòng Chí như một tiếng gọi tha thiết của cuộc sống văng đến đôi tai lần đầu tiên tỉnh táo của anh. Chí không chỉ nghe thấy mà còn cảm nhận cuộc sống” vui vẻ quá và hình dung phán đoán “ một người đàn bà hỏi một người đàn bà khác đi bán vải ở Nam Định về”. Lòng Chí buâng khuâng, Chí chỉ nhận thức được tâm trạng của chính mình, thấy “lòng mơ hồ buồn”

* Tỉnh ngộ 

Ngay khi tỉnh táo cũng là lúc Chí Phèo nhìn lại cuộc sống của mình cả trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Hắn nao nao buồn nhớ về những ngày rất xa xôi, nhớ một thời hắn từng mơ ước có một gia đình nho nhỏ. Còn hiện tại, Chí thấy hiện tại của mình thật đáng buồn bởi hắn thấy hắn già và vẫn còn cô độc, hắn đã tới cái dốc bên kia của cuộc đời và cơ thể thì đã hư hỏng nhiều. Tương lai, đối với Chí còn đáng buồn hơn: tuổi già, đói rét,và ốm đau, cô độc Như vậy, với sự trở lại của khả năng nhận thức, ngoại giới và nhận thức chính mình cùng những tình cảm, cảm xúc,rất người Chí đang thức tỉnh và bắt đầu hồi sinh để trở thành kiếp người. Động lực thúc đẩy ở đây là sự chăm sóc của Thị Nở thể hiện qua bát cháo hành. Bát cháo ấy có gì đâu: chút hành, chút muối và hạt gạo nhưng nó là tất cả tấm lòng của Thị Nở, tấm lòng của người đàn bà giản dị mộc mạc đầy nhân nghĩa kề bát cháo hành lên miệng Chí Phèo đã khóc. Nam Cao đã miêu tả bằng những câu văn tưởng như lạnh lùng dửng dưng mà chan chán tình thương “ thằng này rất ngạc nhiên. Hết ngạc nhiên hắn thấy mắt hình như ươn ướt”. Nam Cao là nhà văn luôn đề cao giọt nước mắt. Với Nam Cao, nước mắt là biểu hiện của tính người – sự thức tỉnh trong các nhân vật của Nam Cao bao giờ cũng cùng với những giọt nước mắt và bằng những giọt nước mắt. Sống trong xã hội làng Vũ Đại cạn kiệt tình người, những tưởng nước mắt trong Chí Phèo đã khô cạn. Nhưng không, sâu thẳm song lòng Chí, nước mắt vẫn chảy, chảy lên lời, âm thầm và trong suốt. Đây cũng là sự cắt những của Nam Cao. Tình người có khả năng hồi sinh TÍNH NGƯỜI trong tâm chí. Hành động chăm sóc đầy yêu thương của Thị Nở đã khiến Chí phải ăn năn, “thấy lòng thành trẻ con và muốn làm lũng với Thị như với mẹ” Cùng với mong ước cháy bỏng được làm người lương thiện, Chí khát khao hạnh phúc và một mái ấm gia đình. Chí đã nói với Thị những lời thể hiện sự khao khát: “ Giá cứ thế này mãi thì thích nhỉ”, “hay là mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui” Nam Cao khẳng định so sánh bất diệt của thiên lương, mang đến cho chúng ta niềm tin vào người, tin vào phẩm chất tốt đẹp của mỗi người. 

Xin Lưu Ý:

Mọi thông tin thắc mắc về tuyển sinh quý phụ huynh và các em học sinh có thể đặt câu hỏi bên dưới hoặc liên hệ để được hỗ trợ và hướng dẫn

Giờ hành chính từ : Thứ 2 đến Thứ 7 từ 7h'30 phút đến 18h00 Hàng ngày.

Điện Thoại Hỗ trợ Hotline 24/7:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tin Mới Đăng

Designed By Vietnam Education