Thứ Sáu, 5 tháng 1, 2018

Phân Tích Và Nêu Cảm Nghĩ Về Bài Ca Dao “Ngày Nào Em Bé Cỏn Con … Nghĩ Sao Cho Bõ Những Ngày Ước Ao”

Đề bài: Phân tích và nói lên cảm nghĩ của em về bài ca dao sau:
Ngày nào em bé cỏn con
Bây giờ em đã lớn khôn thế này
Cơm cha áo mẹ chữ thầy
Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao.

  Ca dao dân ca giống như một làn gió mát của hương đồng nội thổi vào tâm hồn của mỗi con người chúng ta, và nuôi dưỡng tâm hồn ta bằng những đạo lí ở trên đời. Có rất nhiều thể loại câu ca dao, nào là ca dao than thân, nào là nói về tình yêu thương con người, rồi cả uống nước nhớ nguồn. Đó đều là những phương tiện để cho ông cha ta có thể bộc lộ cảm xúc . Trong nhũng bài ca dao hay về tình nghĩa thì chúng ta không thể không kể tới bài ca dao sau:

“Ngày nào em bé cỏn con

Bây giờ em đã lớn khôn thế này

Cơm cha áo mẹ chữ thầy

Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao”

  Hai câu thơ đầu tiên là những dòng tâm sự của nhân vật “em”. Đó là sự hồi tưởng về sự trưởng thành từ khi em đang bé con cho đến khi trưởng thành khôn lớn. Hai chữ “cỏn con” thật là dễ thương làm sao khi diễn tả hình ảnh của một cô bé với thân mình nhỏ bé, chưa biết gì. Với sự đối lập giữa ngày nào và bây giờ, với hình ảnh cỏn con và lớn khôn , qua đó chúng ta thấy được sự đổi thay và trưởng thành của một con người. Sự thay đổi đó là cả một quá trình dài ,là sự dạy dỗ của cha mẹ, của nhà trường.

  Giờ đây thân hình nhỏ bé đó đã trở thanh người lớn, biết suy nghĩ chín chắn, có sự hiểu biết về cuộc sống xung quanh. Qua hai câu thơ trên tác giả còn thể hiện được tuổi thơ ngọt ngào của trẻ thơ  với hai từ “cỏn con”. Nó gợi lên cho người đọc một tâm hồn ngây thơ của những đứa trẻ. Qua từ cỏn con thể hiện sự mộc mạc và chân thành trong ca dao Việt nam.

  Còn với hai chữ “lớn khôn” thể hiện được sự trưởng thành của nhân vật em ở trong bài ca dao này. Nhân vật như đang tự tâm tình về sự trưởng thành của mình chỉ với câu thơ trên. Nó có vẻ đúc kết và gọn nhẹ thế nhưng đằng sau sự khôn lớn đó là cả một quá trình nuôi nấng và dạy dỗ của mẹ cha.

  Và hai câu thơ cuối cùng đã phần nào đã thể hiện được sự biết ơn đối với công sinh thành và nuôi dưỡng của cha mẹ và người thầy:

“Cơm cha áo mẹ chữ thầy

Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao''

  Nhân vật đã thể hiện được sự biết ơn của cha mẹ cô thầy đối với sự phát triển và quá trình trưởng thành của mình. Cha mẹ không chỉ là người sinh ra chúng ta mà còn có công nuôi dưỡng đối với chúng ta , cho dù nhọc nhằn vất vả như thế nào thì cha mẹ cũng không quản nhưng khó khăn nhọc nhằn đó mà nuôi con nên người . Bởi vậy mới có câu:

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

  Công lao dạy dỗ của cha mẹ không có gì có thể so sánh được, công cha thì như núi thái sơn , nghĩa mẹ thì như nước trong nguồn chảy ra, ví khi nào cho đầy được công dưỡng dục sinh thành, vậy nên nếu như không thể báo hiếu được thì đạo làm con cũng phải biết được công ơn to lớn đó.

  Thứ hai nữa thì thầy cô cũng giống như người cha người mẹ thứ hai của chúng ta. Những tri thức mà các thầy cô mang lại cho chúng ta đưa chúng ta tới những chân trời mới, có sự thành đạt về sau. Chính vì thế mà nhà nước mới cho rằng nhà giáo là nghề cao quý, là nghề trồng người cho đất nước.Và khi đã lớn lên thì chúng ta nghĩ tới những việc làm của mình để làm sao cho đạt được những mong ước của cha mẹ và thầy cô giành cho mình.

  Qua đây thì chúng ta có thể thấy được rằng ca cao của chúng ta muôn màu muôn vẻ, nó không đơn giản mang lại cho chúng ta những cảm xúc và tình cảm đạolí mà còn nhắc nhở cho câu ca dao sau về đạo lí làm người. Bài ca dao này đã thể hiện được đạo lí uống nước nhớ nguồn của nhân dân ta.

Xin Lưu Ý:

Mọi thông tin thắc mắc về tuyển sinh quý phụ huynh và các em học sinh có thể đặt câu hỏi bên dưới hoặc liên hệ để được hỗ trợ và hướng dẫn

Giờ hành chính từ : Thứ 2 đến Thứ 7 từ 7h'30 phút đến 18h00 Hàng ngày.

Điện Thoại Hỗ trợ Hotline 24/7:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tin Mới Đăng

Designed By Vietnam Education