Thứ Bảy, 6 tháng 1, 2018

Tìm Hiểu Tác Phẩm Vĩnh Biệt Cửu Trùng Đài

Tìm hiểu tác phẩm Vĩnh Biệt Cửu Trùng Đài của Nguyễn Huy Tưởng

1, Tác giả

 Nguyễn Huy Tưởng xuất thân trong một gia đình nhà nho, từng gắn bó với phong trào cách mạng trong các tổ chức văn học do đảng lãnh đạo từ rất sớm Nguyễn Huy Tưởng có thiên hướng khai thác đề tài lịch sử để xây dựng tác phẩm có quy mô lớn, dựng nên những bức tranh những hình tượng hùng tráng về lịch sử bi hùng của dân tộc Kịch Vũ Như Tô được hư cấu sáng tạo từ một sự kiện lịch sử xảy ra ở thế kỉ XVI
– Lá cờ … là những trang tiểu thuyết anh hùng oanh liệt về hào kí thời trần ba lần đánh quân xâm lược Nguyên Mông. Cảm hứng lịch sử còn chảy suốt trong mạch tác phẩm như: Kịch Bắc Sơn (46), những người ở lại (48) tương tự Đêm hội long trì (42)… Lịch sử trở thành cảm hứng về nhà văn tìm tòi, đặt ra những vấn đề có tầm tâm lý sâu sắc về người và nghệ thuật là ông chuyển những là nhà viết tiểu thuyết có nhiều đóng góp mà còn là một nhà viết kịch bản tài hoa. Giọng văn ông giản dị trong sáng, hợp với tâm hồn tuổi nhỏ nhưng cũng thâm trầm sâu sắc khi đặt ra những vấn đề có tầm triết lý Vũ Như Tô là vở bi kịch lịch sử 5 hồi của Nguyễn Huy Tưởng viết xong vào mùa hè năm 41 và ghi lời tựa tháng 6/42 Bi kịch là một thể của kịch để nói đối lập với hài kịch + Xung đột trong bi kịch được tác dựng từ những mâu thuẫn không thể giải quyết được, mọi cách mâu thuẫn đều dẫn đến sự diệt vong những giá trị quan trọng + Nhân vật chính có say mê, khát vọng lớn lao, có khi những sai lầm trong hành động, có kết thúc bi thảm nhưng mang ý nghĩa thức tỉnh, khơi gợi tình cảm nhân văn của mỗi người Vũ Như Tô là vở bi kịch có tính chất lịch sử

2, Các xung đột kịch 

Tình huống kịch xảy ra xuất phát từ mâu thuẫn giữa nhân dân lao động khốn khổ lầm than và bọn quân bạo chúa cùng phe cánh của chúng sống xa hoa trụy lạc
Quá trình phát triển của nghệ thuật này đã chỉ ra chính tất yếu của hồi V. Tóm tắt vở kịch cho thấy lẽ Tương Dực vốn không phải là ông vua thương dân vì nước vua cho xây dựng Cửu Trùng Đài và để mình cùng phi tần và các cung nữ ăn chơi hưởng lạc. Để xây dựng Cửu Trùng Đài, vua ra sức bắt thuế, thợ. Dân đói khát, điêu đứng vì mất mùa, vì vua đòi thuế,một thì quan bổ gấp đôi. Thợ làm việc vất vả, bị ăn chặn nên đói khát , chết vì bệnh dịch tai nạn. Trong những hồi trước, giữa tiếng đã đổ nghề người trên công trường xây dựng, nhiều người thợ không thể lấy được xác mùi hôi thối bốc lên, thế mà từ xa lại vẫn là tiếng đàn địch, tiếng vua và đám cung nữ đánh trận giả trên Hồ Tây. Đây là lúc tức nước vỡ bờ, dân nổi can qua các phe cánh nổi lên như gió. Trong triều ngoài nội đâu đâu cũng cạn. Mâu thuẫn đã phát triển thành xung đột, cao trào kết quả hôn quân Lê Thực Dực bị Sản giết chết như vụ tự sát trong trò hê ngu trưng, hoàng hậu nhảy vào lửa, Kp và lũ cung nữ bị bắt bước nhục mạ
Cửu Trùng Đài hiện thân cho tham vọng ăn chơi của Lê Thục Dực bị đốt thành tro Vũ Như Tô và Đan Thiềm coi Cửu Trùng Đài là phần xác hồn của cuộc đời mình. Ông có thể vì nó mà chấp nhận làm việc cho hôn quân bạo chúa. Ông vẫn tiếp tục vì nó mà dù bị thương trên công trường vẫn tiếp tục làm việc. Ông cũng có thể vì nó để giữ gìn kỉ luật, buộc những kẻ bỏ trốn. Cũng lại vì nó, ông quyết định ở đây, trong cung cấm giữa cơn biển loạn tột độ để bảo vệ không phải mang mạng sống của mình mà là sinh mạng của Cửu Trùng Đài, sinh mạng nghệ thuật + Ngược lại trong mắt dân chúng, Cửu Trùng Đài là hiện thân của sự xa xỉ, tội ác. Cửu Trùng Đài và cha đẻ của nó. Vũ Như Tô chính là kẻ thù của họ. Vũ Như Tô, Cửu Trùng Đại lũ cung nữ quân được phản nghịch xếp chung vào một hàng cần phải trị tội. Bởi vậy, Cửu Trùng Đài cháy, Vũ Như Tô ra pháp trường là họ reo như ăn mừng chiến thắng lớn. Khi quân khởi loạn kéo Vũ Như Tô ra pháp trường thiêu rụi. Cửu Trùng Đại như một chiến thắng lớn, có nghĩa là như nhận thức của nhân dân về Vũ Như Tô không hề thay đổi + Trước pháp trường Vũ Như Tô không bao giờ trả lời được câu hỏi: Tôi là gì, khác với trả lời trước đó của ông. Ta không có tội. Bởi lẽ ông chỉ đứng trên lập trường của người nghệ sĩ thuần túy hết mình phụng sự cái đẹp. Ông không đứng về phía Lê Thục Dực nhưng lại muốn mượn uy quyền tiền bạc của hắn để thể hiện hoài bão nghệ thuật của mình. Lợi ích như thế mà ông theo đuổi đã miêu tả với tinh tế đời sống của nhân dân. Kinh tế trên chỉ ra tính bi kịch không thể điều hòa của mâu thuẫn. Trên thực tế đó là mâu thuẫn muôn thưở: “Như Tô phải hay những kẻ giết NT phải”. Chính tác giả cũng băn khoăn vì điều đó chân lý chỉ thuộc về Vũ Như Tô một nửa, nửa kia lại thuộc về phía quần chúng nhân dân  

3. Tâm trạng bi kịch

A, Đan Thiềm 

Trong tựa đề tác giả viết: “Cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm”. Bệnh của Đan Thiềm chính là bệnh đam mê trầm trọng, nâng niu cái đẹp cái tài, bệnh của kẻ “biệt nhờn nhân tài” Cái tài mà Đan Thiềm mê đắm không quản ngại những điều thị phi quên cả sự nguy hiểm của bản thân để bảo vệ, không phải cái tài bình thường mà là cái tài siêu việt. Lời đề từ ấy đã cho ta thấy tấm lòng trân trọng cảm phục hoài bão, khát vọng của Vũ Như Tô. Ở nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đồng thời còn là sự cảm thông, thức tỉnh những nhận thức sâu sắc từ bi kịch của các nhân vật Đan Thiềm là người khuyên Vũ Như Tô ở lại để xây Cửu Trùng Đài trong hồi I, giờ đây lại là người bằng mọi cách khuyên Vũ Như Tô trốn đi. Cả hai việc điều có ý nghĩa duy nhất: bảo vệ cái tài cái đẹp. Đây là điểm khác biệt giữa nàng và Vũ Như Tô. Nàng không mơ mộng mà tỉnh táo, thức thời hiểu đời người Họ Vũ trốn đi bởi Đan Thiềm đã đau đớn nhận ra thất bại của giấc mộng lớn Cửu Trùng Đài. Mối quan tâm của nàng bây giờ không phải là đài cửu trùng mà là sự sống chết của Vũ Như Tô. Trong hồi V có đến 20 lần thúc giục Vũ Như Tô trốn đi , lánh đi, đi đi, chạy đi… cùng với ngôn ngữ là cử chỉ, nét mặt, ánh mắt hốt hoảng lo lắng ấy. Nàng chạy hớt hơ hớt hải mặt cắt không còn giọt máu. Lời giục trốn chạy nói gấp gáp đứt quãng trong hơi thở hổn hển. có những câu như van xin khẩn thiết và quyết liệt: Ông nghe tôi, ông tránh đi đến khi có trốn cũng không được nữa. Đan Thiềm tìm mọi cách van xin cho Vũ Như Tô. Có đến bốn lần nàng nhớ lại yêu cầu khẩn thiết đó, nàng lấy cả tính mạng của mình để đánh đổi: Tướng quân hãy nghe tôi đừng phạm vào tội ác. Đừng giết ông…. Kết thúc lớp kịch chỉ còn tiếng kêu thảng thốt đau đớn: “Ông cả ơi, xin cùng ông vĩnh biệt” câu nói cuối cùng của Đan Thiềm là lời vĩnh biệt mãi mãi, Cửu Trùng Đại vĩnh biệt một giấc mộng lớn trong máu và nước mắt Cửu Trùng Đại là đỉnh cao của bi kịch Vũ Như Tô. Mọi mâu thuẫn âm ỉ giờ trào ra thành sóng thác và kết thúc bi thảm Trong lớp kịch V, Đan Thiềm giục Vũ Như Tô trốn, nàng cảnh báo “ Ông đừng mơ mộng nữa” – mơ mộng và vỡ mộng, phải chăng đó là tâm trạng đầy bi kịch của nghệ sĩ tài hoa Vũ Như Tô Vũ Như Tô là một người tài ba trong những hồi trước, cái tài của ông được ca ngợi đến mức siêu phàm một thiên tài ngàn năm chưa dễ có một có thể “ sai tường gạch đá như viên tướng cầm quân”. Trong hồi V, những lo lắng, toan tính và thái độ của Đan Thiềm khi nói về Vũ Như Tô đủ cho thấy cái tài ấy hiếm hoi và siêu đến mức độ nào. “ tài kia không nên để uổng. Ông mà có mệnh hệ nào thì nước ta không còn ai tô điểm nữa”, “đừng để phí tài trời” Nhưng Vũ Như Tô vì quá đam mê chìm đắm trong cái đẹp mà trở nên mơ mộng, ảo vọng. Giấc mộng ấy bắt đầu kể từ khi ông quyết định xây Cửu Trùng Đại cho Lê Thục Dực, mượn tay bạo chúa để xây một công trình tô điểm cho đời. Càng sáng suốt trong sáng tạo, thiết kế, thi công Cửu Trùng Đại, ông càng xa rời tinh tế, càng ảo vọng Ngay cả khi sự phũ phàng của cơn biến loạn dội đến Đan Thiềm cố kéo ông ra khỏi giấc mơ bằng thông tin “loạn đến nơi rồi”, bằng thái độ của nhân chúng khốn khổ điêu linh “dân gian lầm than là vì ông”, Vũ Như Tô vẫn không tính,ông cho là họ hiểu nhầm.

Xin Lưu Ý:

Mọi thông tin thắc mắc về tuyển sinh quý phụ huynh và các em học sinh có thể đặt câu hỏi bên dưới hoặc liên hệ để được hỗ trợ và hướng dẫn

Giờ hành chính từ : Thứ 2 đến Thứ 7 từ 7h'30 phút đến 18h00 Hàng ngày.

Điện Thoại Hỗ trợ Hotline 24/7:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tin Mới Đăng

Designed By Vietnam Education