Thứ Sáu, 5 tháng 1, 2018

Tìm hiểu về thơ– Tiếng nói của tâm hồn

Thơ là một thể loại văn học nằm trong phương thức trữ tình nhưng bản chất lại rất đa dạng với nhiều biến thái và màu sắc phong phú. Thơ tác động đến người đọc vừa bằng sự nhận thức cuộc sống vừa bằng khả năng gợi cảm sâu sắc, vừa trực tiếp với những cảm xúc suy nghĩ cụ thể, vừa gián tiếp qua liên tưởng và những tưởng tượng phong phú, vừa theo những mạch cảm nghĩ, vừa bằng sự rung động của ngôn ngữ giàu nhạc điệu.
Thơ gắn với chiều sâu thế giới nội tâm, vẻ đẹp mềm mại của tình cảm con người biểu hiện trong những trang thơ của Puskin, Xuân Diệu, Huy Cận, Tế Hanh. Chất thép kiên nghị hòa quyện với cảm xúc xã hội sâu sắc là phẩm chất của thơ Hồ Chí Minh, Tố Hữu…có lúc đi vào chảy tràn trên dòng cảm xúc như thơ của của Lamactin….Chính vì những phẩm chất và đặc điểm khác nhau đó mà có nhiều cách lí giải khác biệt, thậm chí đối lập nhau về bản chất.

Thơ ca thoát ra ngoài xã hội, lấy thế giới mộng tưởng, lấy cái đẹp thơ mộng trong thiên nhiên tạo vật và chuyện cao xa muôn đời làm nguồn sáng tạo. Xuân Diệu định nghĩa:
“Là thi sĩ nghĩa là ru với gió
 Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây”  
Thế Lữ có quan niệm gần gũi:
“ Tôi chỉ là một khách tình si
 Ham vẻ đẹp có muôn hình muôn thể
 Mượn lấy bút nàng Li Tao tôi về
 Và mượn cây đàn ngàn phím tôi ca”
Từ tiếng nói quen thuộc của đời sống, ngôn ngữ thơ ca đã tạo thêm cho mình những năng lực mới rất kì diệu. Ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ gợi cảm, giàu nhạc điệu, biến hóa qua nhiều sắc thái bất ngờ. Thuộc phương thức tự sự trữ tình nên thơ lấy điểm tựa ở sự bộc lộ thế giới nội cảm của nhà thơ ở trước cuộc đời.
Thơ là những rung động và cảm xúc của con người trước cuộc sống được bộc lộ một cách chân tình, tự nhiên. “Thơ là tiếng nói hồn nhiên nhất của tâm hồn”(Tố Hữu). Tình cảm trong thơ nảy sinh từ những rung động trực tiếp của nhà thơ. Có rung động mới có cảm xúc để sáng tạo, rung động là tiền đề, cơ sở để nảy sinh và phát triển những tình cảm trong thơ.
Nhà thơ là con ong hút nhụy từ những bông hoa của đời sống, không có sự tái tạo tài tình của con ong thì phấn hoa cũng không thể thành mật ngọt. Vì thế, nói cho cùng, thơ ca là tiếng nói của đời sống trí tuệ, tài năng của nhân dân, nhập tâm được bao nhiêu là nhờ ở cuộc đời của mình gắn bó được bao nhiêu với nhân dân mình. 
Mọi tưởng tượng trong thơ đều phải bắt nguồn từ sự sống. Bản thân đời sống thực tế ở những mặt tiêu biểu, tính chất nên thơ đã góp phần trực tiếp tạo nên những tưởng tượng đẹp cho thơ và những tưởng tượng ấy lại được chắp cánh thêm qua tâm hồn thơ bay bổng.
Tình cảm phong phú và tưởng tượng đẹp trong thơ đã tạo cho thơ cái say, say của nhà thơ và lôi cuốn theo là cái say của người đọc. Đòi hỏi nhà thơ phải sống giữa cuộc đời, nhà thơ phải giàu cảm xúc và dồi dào sức tưởng tượng. Cảm xúc và tưởng tượng ấy phải gắn bó với cuộc đời được nuôi dưỡng từ trong nguồn sống lớn của hiện thực cách mạng.
Người đọc sẽ tìm thấy trong thơ một cách cảm nghĩ về cuộc sống, có chiều sâu và bản sắc độc đáo, với giọng điệu thi ca riêng. Người đọc có thể bắt gặp ở trong thơ những hiện tượng về một nhà thơ cô đơn viết về một tình yêu đằm thắm hoặc một bài thơ hay viết khá cụ thể về một vùng đất, một địa danh mà nhà thơ chưa có dịp đến
Thực ra từ cuộc đời đến thơ, quy luật điển hình hóa trong nghệ thuật đã tạo nên nhiều phẩm chất, nhiều giá trị mới do trí tưởng tượng, do những cảm xúc có tính chất phân thân để hòa nhập vào đối tượng của bản thân tác giả tạo nên. 
Ngoài những yếu tố xác định bộc lộ, dễ thấy trong cuộc sống, mỗi người trong đời còn có phần bên trong của tâm trạng với bao cảm xúc, tâm tình và ước mơ, hy vọng. Nhà thơ thường bộc lộ phần sâu kín đó trong thơ và có thể ở đây họ nói một cách chân thành, thiết tha những cái trong đời họ không có được: một tình yêu đằm thắm, một người bạn tâm tình, một chuyến đi xa… 

Xin Lưu Ý:

Mọi thông tin thắc mắc về tuyển sinh quý phụ huynh và các em học sinh có thể đặt câu hỏi bên dưới hoặc liên hệ để được hỗ trợ và hướng dẫn

Giờ hành chính từ : Thứ 2 đến Thứ 7 từ 7h'30 phút đến 18h00 Hàng ngày.

Điện Thoại Hỗ trợ Hotline 24/7:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tin Mới Đăng

Designed By Vietnam Education