Thứ Bảy, 6 tháng 1, 2018

Anh Chị Hãy Viết Bài Văn Bình Giảng Bài Ca Dao Rủ Nhau Xem Cảnh Kiếm Hồ Trong Chương Trình Văn Học Lớp 10.

Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn Bình giảng bài ca dao Rủ nhau xem cảnh kiếm hồ trong chương trình văn học lớp 10.


Ca dao dân ca Việt Nam luôn đi vào lòng người một cách tự nhiên và sâu sắc. Không những viết về tình yêu đôi lứa, tình cảm gia đình ,về những cánh cò trên miền quê mà ca dao dân ca Việt Nam còn mở ra,khắc tạc nên những cảnh núi sông,danh làm thắng cảnh đẹp đẽ của đất nước.Và rủ nhau xem cảnh kiếm hồ là một trong những bài hay về danh lam thắng cảnh đất nước.

                                            Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ,
                                   Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn.
                                         Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn,
                                       Hỏi ai gây dựng nên non nước này ?”

Bài thơ bắt đầu bằng hai từ rủ nhau, cho thấy thể hiện một sưu vui vẻ đông đảo của nhiều người đi xem , đi cùng nhau. Đây là một động từ mang tính chất gợi lên sự đông đảo vui tươi giống như đang đi xem hội, với một khí thế tưng bừng háo hức

                                        “Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ,
                               Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn”

Ca dao không chỉ hay và đi vào lòng người khi viết về tình yêu nam nữ ,mang đến những phút giây sảng khoái vui nhộn với những bài ca dao hài hước mà còn ca ngợi cả những danh làm thắng cảnh của quê hương mình . Hai từ rủ nhau giống như một lời mời những người anh em,người bạn bè gần xa cùng tới để xem lễ hội,đó không còn là cảnh đẹp của riêng một quê hương mà trải rộng ra là cả một đất nước Việt Nam với ngàn năm lịch sử hào hùng .Với những động từ như vậy cho thấy đất nước ta là một nước có rất nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như là cầu Thê Húc ,kiếm Hồ, đền Ngọc Sơn. Mỗi nơi, mỗi địa danh gắn liền với một sự tích, một câu chuyện hội tủ đủ những giá trị văn hóa cao cả, một nét đjep văn minh. Chỉ với hai câu thơ trên đã cho chúng ta cảm nhận được vẻ đẹp của những địa danh ấy, đồng thời qua đó biết được lịch sử hào hùng của dân tộc.


Tất cả mọi cảnh đẹp đều được gói gọn trong một không gian nghệ thuật đó là Kiếm hồ, cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn, mở rộng ra đó là những Đài Nghiên, bút Tháp:

                                                    “Đài Nghiên Tháp Bút chưa mòn,
                                                   Hỏi ai gây dựng nên non nước này ?”

Với hai câu thơ này, ta thấy câu :”chưa mòn” là thi hãy là nhãn đó chính là linh hồn của bài ca dao. Nó khẳng định được sự tồn tại vững chắc và trường tồn của nền văn hóa nước nhà . Qua hàng nghìn năm của lịch sử ,qua bao biến cố và thăng trầm thì tháp bút và đài nghiên vẫn chưa hề phai mờ, vẫn còn rất rõ nét. Cũng như nền văn hóa của chúng ta, đồng thời còn thể hiện được sự hiếu học của con người Việt Nam “học nữa học mãi” . Ngoài vua hùng ra thì chúng ta, mọi người dân đều có công trong việc xây dựng nên đất nước . nếu như Lê Lợi có công làm nên địa danh Hồ Hoàn Kiếm , Đền Ngọc Sơn thì nhân dân ta góp phần tạo nên những tháp bút và đài nghiên ,hòn trống, hòn mái…


Như vậy, qua đó bài ca dao đã mang đến cho chúng ta những cảm xúc tốt đẹp về những địa danh nổi tiếng gắn liền với những lịch sử hào hùng của dân tộc. Chúng ta thật xúc động và biết ơn khi nhớ về cội nguồn của dân tộc.”Rủ nhau xem cảnh kiếm hồ “là một bài ca yêu nước và là niềm tự hào lớn của
dân tộc.

Xin Lưu Ý:

Mọi thông tin thắc mắc về tuyển sinh quý phụ huynh và các em học sinh có thể đặt câu hỏi bên dưới hoặc liên hệ để được hỗ trợ và hướng dẫn

Giờ hành chính từ : Thứ 2 đến Thứ 7 từ 7h'30 phút đến 18h00 Hàng ngày.

Điện Thoại Hỗ trợ Hotline 24/7:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tin Mới Đăng

Designed By Vietnam Education