Thứ Bảy, 6 tháng 1, 2018

Bình Giảng Bài Ca Dao Con Cò Mà Đi Ăn Đêm

Đề bài : Bình giảng bài ca dao Con cò mà đi ăn đêm

Trong kho tàng cao dao dân ca Việt Nam thì con cò được biết đến như một hình ảnh biểu tượng cho người nông dân chân lấm tay bùn và thân phận của người phụ nữ. Những câu ca dao về con cò luôn vang lên mãi trong kí ức của mỗi người về lời ru của bà, lời hát của mẹ. Và bài thơ “con cò mà đi ăn đêm” là một tác phẩm xuất sắc do dân gian sáng tạo ra có sức suy ngẫm triết lí cao.

Con cò là một hình ảnh thân thuộc trên những cánh đồng miền quê”cánh cò bay lả bay la”, là người bạn thân thiết của nhà nông, miệt mài mò mẫm kiếm ăn tối ngày. Chính cánh cò từ nhiều năm qua đã ăn sâu vào tiềm thức, vào tâm hồn của tuổi thơ qua lời ru êm ái của mẹ.Và trong bài thơ “ con cò mà đi ăn đêm cũng mang một ý nghĩa như thế”

                                                                “Con cò mà đi ăn đêm
                                                    Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao”

Rõ ràng đây là một cách nói ngược, bởi vì trong tiềm thức của người dân thì chỉ có con vạc mới đi ăn đêm chứ không phải là con cò. Sự trái ngược này như một sự kết nối sự nhận định trái ngược về tính chất và thuộc tính của nó. Ở đây thì việc ăn đêm không chỉ là phản ánh động thái mà người dân con quan niệm như một tính chất nhằm nói lên sư gian truân vất vả của con cò trong cuộc sống, nó phải đi kiếm ăn cả ban ngày lẫn ban đêm. Câu thơ “đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao” lại là một nghịch lí bởi con cò thường chọn những cành cây thanh mảnh và cao để đậu và bám chân vào , nghịch lí bởi khi đậu hay khi bay cò không bao giờ có tư thế lộn cổ như một số loài chim khác, vậy mà… lại có câu tiếp theo :

                                                                “Ông ơi ông vớt tôi nao
                                                         Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng”


Khi bị lộn cổ uống ao rồi còn cầu xin con người rủ lòng thương , bình thường thực tế thì con cò yếu đuối mảnh mai cho nên gặp người là bay đi vì chúng sợ săn bứt. Ngay trong tình thế này nó cũng tìm cách để lên tiếng, đúng là ngược đời. Là một con vật nhưng khi ở trong tình thế này lại chỉ đường mách nước cho ông đang sắp bắt nó, đúng là nghịch lí ở đời mà. Đã thế lại còn yêu cầu người ta thịt mình thì thịt cả :

                                                               “Có xáo thì xáo nước trong
                                                         Chớ xáo nước đục đau lòng cò con”

Theo như quan niệm của dân gian thì nước xáo của con cò thường có màu trong vì nó gầy không có mỡ cũng không có nhiều chất, có làm thế nào cũng không thể trong được nữa, vậy mà nó lại nói có xáo thì xáo nước trong, đúng là quá nghịch lí phải không nào. Hơn nữa cò là một loài vật thường hay mò mẫm trong những vũng nước đục chứ có sạch bao giờ đâu. Đó là cách nói ngược khiến cho câu thơ thêm phần vui nhộn và độc đáo. Đó là sự hóm hỉnh hài hước của những người nông dân xưa, tuy lao động mệt nhọc nhưng vẫn không hề quản ngại, lấy niềm vui bầu bạn xua tan mệt mỏi.

Con cò được nêu lên trong bài ca dao được ví giống như thân phận yếu đuối của người phụ nữ. Đó còn là hình ảnh chịu thương chịu khó của người phụ nữ Việt Nam xưa.
Bài ca là một câu chuyện khá hay và hài hước, lấy con cò làm nhân vật trung tâm để liên hệ tới hình ảnh và số phận vất vả của người dân lao động thời bấy giờ và người phụ nữ xưa. Đó chính là tấm gương trong sáng cho thế hệ con cháu noi theo .

Xin Lưu Ý:

Mọi thông tin thắc mắc về tuyển sinh quý phụ huynh và các em học sinh có thể đặt câu hỏi bên dưới hoặc liên hệ để được hỗ trợ và hướng dẫn

Giờ hành chính từ : Thứ 2 đến Thứ 7 từ 7h'30 phút đến 18h00 Hàng ngày.

Điện Thoại Hỗ trợ Hotline 24/7:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tin Mới Đăng

Designed By Vietnam Education