Thứ Sáu, 5 tháng 1, 2018

Phân Tích Tác Phẩm Vợ Nhặt Của Kim Lân

Phân tích tình huống truyện và các nhân vật trong "vợ nhặt" của Kim Lân

1, Mở bài 

Nhà văn Nguyễn Khải từng phát biểu: “ Tôi không tin rằng Nguyễn Tuân viết chữ người tử tù cũng như Kim Lân viết về Làng và Vợ Nhặt. Đó là thần viết, thần mượn tay người để viết nên những trang bất hủ”. Xét riêng truyện ngắn Vợ nhặt, Kim Lân quả xứng với lời khen đó. Thiên truyện viết về bóng tối và cái chết mà làm lộ ra ánh sáng, sự sống và tình người bất diệt
Xuất xứ quá trình sáng tác:
Tiền thân của Vợ Nhặt là tiểu thuyết xóm ngụ cư được Kim Lân viết ngay sau khi cách mạng tháng 8 thành công và bị mất bản thảo. Đến năm 1954 nhân số báo văn nghệ khái niệm của cách mạng tháng 8 thành công, Kim Lân đã nhớ lại đã viết thành truyện ngắn : “ Vợ Nhặt” thể hiện sự chiêm ngưỡng của nhà văn về tư tưởng và nghệ thuật.

2, Thân bài

Tình huống truyện
Tràng                         Nghèo                        mẹ Tràng
Ngụ cư              => Vợ Nhặt                    -> ngạc nhiên xóm ngụ cư 
Xấu xí                                                           Tràng
Đùa hóa thân: Chỉ thả câu hò buâng quơ trong ngày đói giữa chợ mà Tràng đã có vợ. Đúng là nhặt được vợ, câu hò với người đàn ông chỉ có người đùa vui nhưng cô gái đó là cái phao cứu sinh đưa cô ra khỏi cảnh trì trệ ngồi chờ. thật mà như đùa -> nhan đề: “Vợ” gắn với những gì thiêng liêng cao quý, “nhặt” đồng ý với sự tầm thường. Thế mà giờ đây hai chữ ngược nghĩa nhau ấy đã đứng chung thành một từ ghép -> Thật trở thành đùa, sự thiêng liêng trở thành rẻ rúng tầm thường.
Ý nghĩa
-> Lạ hóa câu chuyện ( gây ra sự ngạc nhiên) là có cơ sở để nhà văn khám phá tâm lý của nhân vật Lời tố cáo tội ác của thực dân Pháp và Phát xít Nhật là những kẻ đã gây ra nạn đói khủng khiếp năm ấy đã đẩy nhân dân ta đến thảm họa Điều đáng nói là trong bóng tối của hoàn cảnh nhân vật đã phát hiện chất người kì diệu nơi những người đói khát khổ sở vì nạn đói
Nhân vật Tràng 
– Giới thiệu: là một gã trai nghèo, xấu xí, lại là dân ngụ cư. Anh âm thầm sống cùng mẹ già trong nếp nhà xiêu vẹo bên mảnh vườn rúm ró những đám cỏ dại. Trong xã hội phong kiến thân phận Tràng chỉ là một loại cỏ bồng ở chốn hương thôn. Tuy nhiên đây cũng là một chàng trai đáng yêu đáng mến mà ngòi bút Kim Lân tỏ ra hết sức trân trọng. Anh thật thân thiện dễ mến nên được lũ trẻ con coi như người bạn. Đó cũng là chàng trai lao động khỏe khoắn yêu đời giữa cuộc sống đói nghèo lam lũ. Giữa ngày đói câu hò của anh như xua tan mệt mỏi, mang cảm giác vui vui. Anh cũng thật hào phóng khi mời cô gái món quà quê.
 – Ý định rủ cô vợ về nhà chỉ thực sự nảy sinh sau khi Tràng chứng kiến cô ta ăn uống một cách khổ sở. 
-> Tràng lấy vợ về hình thức nghệ thuật nhưng từ trong sâu thẩm tình yêu anh là sự mủi lòng trước cảnh ngộ éo le của người khác. Tràng tỏ ra là một chú rể chu đáo trong việc sắm cho cô vợ mới món quà cưới gồm cái thúng đựng kim chỉ lặt vặt và không quên mua một chai dầu hai hào dành cho đêm tân hôn 
  • Rước dâu 
– nhà cửa: úp xụp, tối thui à sáng sủa
 – trẻ con: ủ rũ
 – người lớn: hốc hác, u tối rạng rỡ
– Một cuộc rước dâu chỉ có hai người rách rưới
– Một cuộc rước dâu chỉ có hai người rách rưới khổ sở đi bên nhau đã thổi một luồng sinh khí vào đang hấp hối. Những mái nhà úp xụp tối thui bỗng sáng sủa. Những đứa trẻ đang ủ rũ bỗng trở nên hiếu động và thích thú reo “ Chồng vợ hài”. Khuôn mặt người lớn từ “ hốc hác u tối” bỗng trở nên rạng rỡ. Họ mừng cho Tràng và cũng lo cho anh “ Giời đất này còn đi rước của nợ đời về”. Lo cho Tràng và lo cho sự sống. Song song đang phải đối mặt với cái chết mà vẫn hy vọng vượt lên trên cái chết”. Không phải ngẫu nhiên ngòi bút Kim Lân đã hơn một lần miêu tả Tràng cười – cười để quên đi những gì lo lắng quên những ngày tháng ê chề trước mắt
. – Thực a ở Tràng không phải không có những nỗi lo trước thực tại. Nhìn khuôn mặt lưỡi cày không có gì hấp dẫn của người Việt Nam. Tràng đã chọn “ Thóc gạo này không bán thân mình có nuôi nổi mình không mà lại đèo bòng”. Vậy mà chỉ sau một cái chậc lưỡi đầy nhân tính Tràng lại thấy trong lòng hắn bây giờ chỉ còn tình người với người đàn bà đi bên cạnh. Không gì khác, chính tấm lòng hồn hậu của gã trai ngụ cư đã xua đi những lo lắng trong anh.
* Về nhà
Tối hôm trước bà Cụ Tứ chưa xuất hiện
Cụ Tứ xuất hiện -> reo lên như một đứa trẻ : ngây thơ
Sáng hôm sau à ngỡ ngàng: lặn vào tâm linh
Về nhà chàng trai hào phóng, tự tin khi bước vào chính ngôi nhà của mình lại trở lên ngượng nghịu lúng túng. Anh thanh minh với cô vợ về : “ không có người đàn bà nhà cửa thế đấy”. Anh lo lắng nhìn người đàn bà “ cái ngực gầy lép nén một tiếng thở dài”, anh băn khoăn tự hỏi “ Sao nó buồn thế nhỉ”, rồi anh bồn chồn đi lại, chờ đợi sự xuất hiện của cụ Tứ. Những cử chỉ ấy của Tràng đang ẩn chứa trạng thái tâm lý bối rối, chờ đợi: Cụ Tứ liệu có chấp nhận cô con dâu?
Thấy mẹ về, Tràng reo lên như một đứa trẻ “…”. Nét trẻ thơ ấy lập tức chuyển hóa thành chững chạc. Ấy là khi Tràng mời cụ Tứ ngồi lên giường để anh ta thưa chuyện “ Nhà tôi mới về làm bạn với tôi đấy cụ ạ. Chúng tôi phải duyên phải kiếp với nhau, tại cái số cả”. Duyên kiếp – số là những ý niệm thiêng liêng trong tâm linh người Việt được Tràng dùng để giải thích cho sự có mặt của người vợ nhặt. Điều đó còn là lời an ủi để cô gái lạ bước qua mặc cảm tủi hổ của cảnh ngộ Việt Nam
– Nhà văn miêu tả đêm đầu tiên của hai vợ chồng bằng những chi tiết gây ấn tượng : Họ lặng lẽ bên nhau trong bóng tối cũng không yên, nó dội lên bởi những tiếng hờ khóc tỉ tê, văng vẳng từ những nhà có người chết đói. Trong mùi khét lẹt của những đống rơm đốt đồ người chết để lại, chút hạnh phúc nhỏ nhoi của hai người bị bủa vây bởi cái chết và bóng tối. Nhưng bóng tối là bất diệt – trong cái chết hạnh phúc vẫn ươm mầm
– Sáng hôm sau, hạnh phúc đích thực đã tạo một chấn động tâm lý. Khởi đầu là ngỡ ngàng, cái ngỡ ngàng lăn vào tâm linh: “ trong người êm ái như lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra”. Phải chăng vì có một sự đổi thay kì diệu trong ngôi nhà của hắn: nhà cửa, sân vườn được quét tước sạch sẽ gọn gàng, mấy chiếc quần áo rách như tổ đỉa được đem ra sân hong, hai cái áng nước được đổ đầy, đống rác trước lối được quét sạch sẽ.
 – Cảnh tượng thân thương đã mang đến cho anh niềm vui hữu hình, cụ thể – niềm vui về một mái ấm gia đình: “Hắn đã có một gia đình, hắn sẽ cùng vợ sinh con để cái ở đây. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng. Ý niệm hạnh phúc hiện lên thật giản dị mà thiêng liêng trong suy nghĩ của người đàn ông ngụ cư. Phải đặt vào hoàn cảnh lay lắt vì nạn đói như mẹ con Tràng, mới thấm thía thứ hạnh phúc giản dị mà cao quý của người lao động nghèo khổ
– Hắn xăm xăm đi ra ngoài sân so với dáng ngật ngã mở đầu tác phẩm, bước đi xăm xăm này là sự thay đổi cả ý thức lẫn số phận: từ ngây dại sang ý thức, từ đau khổ sang hạnh phúc. Dường như đến đây, nhà văn đã đủ tin tưởng đặt vào dòng suy nghĩ nhân vật một bổn phận sâ sắc lo lắng chuyện vợ con sau này
Có thể nói niềm hạnh phúc đã mang đến cho Tràng sự trưởng thành
– Bên mâm cơm ngày đói, trong tiếng trống thúc thuế dồn dập, câu chuyện của người vợ nhặt đánh thức trong Tràng hình ảnh: “ Đám người đói và lá cờ đỏ bay phất phới”. Lá cờ đỏ kia biểu hiện một sự đổi đời hứa hẹn thanh toán triệt để sự vật bế tắc bằng việc người nhân dân sẽ có mặt trong đội ngũ quần chúng cách mạng. Đây không phải là một mơ ước viển vông, một ảo tượng cổ tích mà có một cơ sở vững chắc trong chính hiện thực. Nếu thiếu chi tiết này truyện chuyển sang kết cấu mở: truyện đã kết thúc mà sự vật nhân vật vẫn tiếp tục vận động
* giá trị nhân đạo
+ Cuộc sống thê thảm của nhân dân ta trong nạn đói
– Không gian nạn đói
– Nhân vật . Tràng : Lưng, mắt, sống cùng mẹ .
+ bà cụ Tứ: lọng khọng, mắt lèm nhèm, đón nhận hạnh phúc của con à cúi đầu .
+ vợ nhặt: quần áo tả tơi, rách như tổ đỉa, khuôn mặt lưỡi cày, cái ngực gầy lép
Cử chỉ hành động: ngồi yên trước của nhà kho vì đói mà trở nên dạn dĩ, vì đói chủ động làm quen, gợi ý mời ăn, theo không, không có tên tuổi
+ Phẩm chất tốt đẹp của những người ( quan trọng)
– Khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc, tình thương và sự chia sẻ
 -Tràng: chăm chỉ, cần cù, tốt bụng, vui tính đến tiếng hò. Nhân hậu mủi lòng trân trọng người vợ thúng kim chỉ, trân trọng khi giới thiệu với bà cụ Tứ, sáng hôm sau: sự trưởng thành
– Bà cụ Tứ: bà mẹ nghèo, từng trải, nhân hậu đón nhận hạnh phúc của con trong tủi xót xa nhưng trên hết là tấm lòng bao dung và tâm thương vô bờ bến. Sáng hôm sau: tâm thương và sự liên quan của người mẹ khiến cái chết chóc ảm đạm như bị xua tan muối gà, nồi cháo cám
– Vợ nhặt: đằng sau vẻ lẳng lơ dạn dĩ là những phẩm chất tốt đẹp của một người phụ nữ khao khát sống. Sáng hôm sau, đưa bát cháo cám
-> trân trọng mẹ chồng câu chuyện trong mâm cơm
 -> đánh thức trong Tràng khát vọng đổi đời.
Đối mặt với cái chết những người ấy vẫn đang hướng về sự sống
Nhân vật bà cụ Tứ
Cơ sở tâm lý: là bà mẹ nghèo, từng trải và nhân hậu, có người con trai -> ngỡ ngàng
Tối hôm trước
Bà đón nhận hạnh phúc của con bằng cử chỉ cúi đầu nín lặng. Cái cúi đầu thể hiện một nỗi lo vô hình và nặng lòng. Bà chấp nhận hạnh phúc của con như là một sự đã rồi: Bà mừng vì con đã có vợ và tủi thân vì phận làm cha mẹ không lo được hạnh phúc cho con.
Bà nghĩ đến ông lão, đến đứa con gái út, những thân phận đã bỏ rơi bà vì nghèo khổ
Tình thương lại trào lên “Chúng mày lấy nhau lúc này…”, bà nhìn cô gái vừa xót xa vừa biết ơn- tình thương giữa những nghèo khổ
Bà cụ trở lên tươi tỉnh rạng rỡ
Bên mâm cơm ngày đói, bà toàn nói những chuyện vui, chuyện sung sướng ngày sau.
Cảm động thay ngày vui của bà mẹ tỏa ra từ nồi cháo cám: “ ngon đáo để”
->chọn hình ảnh cám – Kim Lân chứng minh chất người kì diệu
* Người vợ nhặt 
– Không có tên
– Ngoại hình
– Hành động
– Về nhà: không giấu nỗi thất vọng.
 – Sáng hôm sau: quét tước nhà cửa, sự ý tứ, đánh thức khát vọng đổi đời

Xin Lưu Ý:

Mọi thông tin thắc mắc về tuyển sinh quý phụ huynh và các em học sinh có thể đặt câu hỏi bên dưới hoặc liên hệ để được hỗ trợ và hướng dẫn

Giờ hành chính từ : Thứ 2 đến Thứ 7 từ 7h'30 phút đến 18h00 Hàng ngày.

Điện Thoại Hỗ trợ Hotline 24/7:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tin Mới Đăng

Designed By Vietnam Education