Thứ Bảy, 6 tháng 1, 2018

Rừng Xà Nu - Những Đứa Con Trong Gia Đình

RỪNG XÀ NU – NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH

Đề bài: Hãy so sánh tác phẩm Rừng xà nu và Những đứa con trong gia đình 

Nét chung

Sáng tác vào thời điểm dân tộc đang đứng trước cuộc đối đầu
 Tất cả tác phẩm đều đi tìm câu trả lời cho sức mạnh của người Việt Nam
Nghệ Thuật xây dựng trong rừng Xà Nu

Nét Riêng 

Tác giả:
+ Nguyễn Thi: bắc
 -> gắn bó với Nam Bộ bằng một tình cảm đặc biệt 
+ Nguyễn Trung Thành: cảm hứng anh hùng ca, gắn bó đặc biệt với mảnh đất Tây Nguyên
 • Tác phẩm  
Những đứa con trong gia đình: tìm thấy sức mạnh của người, dân tộc Việt Nam qua một gia đình mà ở đó các thành viên không chỉ gắn kết bở huyết thống mà còn bởi truyền thống yêu thương gắn bó giữa các thành viên và căm thù giặc
Rừng xà nu: khái quát thành một chân lý “ chúng nó đã cầm súng mình phải cầm giáo”, phải dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng
Tầm bóc:
Những đứa con trong gia đình: là một truyện ngắn mang tầm vóc của một tiểu thuyết 
Rừng xà nu: là một truyện ngắn mang tầm vóc của một sử thi  
• Nghệ thuật của những đứa con trong gia đình
1, Tình huống truyện
Việt – một chiến sĩ giải phóng quân vào trận lần đầu đã tiêu diệt được một xe tăng của địch nhưng sau đó bị thương, mắt không nhìn thấy gì, hoàn toàn đơn độc giữa trận địa vắng lặng đến ghê rợn. Cái chết vẫn rình rập xung quanh, chỉ có một âm thanh làm anh làm anh ta bật lên, người và cổ họng khô đi vì đói khát, mười ngón tay tê dại, cái tay quẹo ra sau lầ mấy bình nước. Trong những tâm lý đặc biệt ấy Việt nhớ đến đồng đội, đến những người thân trong gia đình
2. Xây dựng nhân vật
Chú xuất hiện như của đất đại, sông nước, rãnh rạch nồng nàn hơi thở Nam Bộ. Chú là người từng trải, đi đây đi đó nhiều và ham sông ham bến. Mỗi lời của chú Năm giản dị mộc mạc nhưng sâu xa ý nghĩa, như đúc kết lại một nhận xét có tính triết lý, không phải triết lý sách vở mà triết lý cuộc đời chú ví “ truyện gia đình ta nó cũng dài như con sông để rồi chú cho mỗi người một khúc mà ghi vào đó”. Trong cách ví von mộc mạc cụ thể ấy, chú Năm mới nói rằng con chú là sự nghiệp nối tiếp về truyền thống, hướng truyền thống của một gia đình. Muốn hiểu một người phải hiểu cội nguồn của gia đình sinh ra người ấy
Bản thân chú Năm là người chuộng đạo nghĩa, thường trực trong chú là tinh thần “ trọn tình nhà, vẹn nghĩa nước”. Hài lòng với những việc lo toan thu xếp của hai chú cháu, chú Năm khen: “ Việc nhà nó thu được gọn thì việc nước mới đi được rộng. Gọn bề gia thế đặng bề nước non”. Âm vang trong lời chú là đạo lý của người dân nước ta từ ngàn xưa. Câu hò, cuốn sổ là những phương tiện để chú truyền tải sức mạnh, truyền thống đến con cháu “ chú hay kể sự tích của gia đình vào cuối câu chuyện thế nào chú cũng cũng hò lên mấy câu”. Những câu nói với cuộc đời cơ cực của chú và những thành công của đất này. Cuốn sổ gia đình trong tay chú Năm là một cuốn gia phả đặc biệt. Ở đó mỗi dòng thậm chí mỗi chữ đều có máu và nước mắt chú Năm là người thư kí trung thành là tác giả của cuốn biên niên sử ấy. Chữ viết của chữ lòng còng, lời văn thô mộc nhưng kĩ càng tỉ mỉ, chú ghi lại không thiếu một chút nào từng người trong gia đình, tội ác của quân giặc
3, Ngôn ngữ  
Nhà văn đã sử dụng nghệ thuật miêu tả đặc biệt, đó là nghệ thuật của chính nhân vật, người trong cuộc nói về mình và người khác một thứ nghệ thuật nội tâm tuyệt vời, chung thực đầy cá tính. Cụ thể đầy sinh động màu sắc cũng làm nổi bật chất Nam Bộ trong ngôn ngữ của tác phẩm. Bên cạnh những chi tiết gay gắt có những chi tiết rất lãng mạn
• Rừng xà nu 
 1. Chủ đề
Chân lý đấu tranh cách mạng trong cuộc đối đầu lịch sử: “chúng nó cầm súng mình phải cầm giáo Tác giả đã dành phần lớn chiều dài của tác phẩm để ghi lại lời kể chuyện với giọng trầm của già làng bên bếp lửa bập bùng suốt một đêm giọng kể trang trọng như truyền cho các thế hệ sau những trang bi sử của công động lưu truyền cho con cháu kinh nghiệm sống và chiến đấu: “ Đêm nay tau kể chuyện cho nó, cho cả làng nghe mà nhớ. Sau này, tau chết rồi bay còn sống phải kể lại cho con cháu nghe”. Cách trần thuật như vậy gợi nhớ đến những đêm trăng mờ sao nhạt trong tiếng suối róc rách từ xa vọng lại, các già làng kể khan cho con cháu nghe bên bếp lửa nhà Rông. Câu chuyện về cuộc đời của Tnú của dân làng Xô Man, qua giọng điệu và ngôn ngữ trang trọng với thái độ chiêm ngưỡng qua một khoảng cách sử thi vừa chân thực vừa huyền ảo
3. Xây dựng nhân vật
4. Tạo không khí màu sắc truyện ngắn 
 hiện tượng cây xà nu 
– hình ảnh những người Tây Nguyên với những nét sinh hoạt
5. Giọng điệu
Trang trọng, mạnh mẽ,tại hiện vấn đề tráng lệ hào hùng của núi rừng của người và truyền thống lịch sử văn học Tây Nguyên
6. Kết 
Thông qua câu chuyện về những người ở bản làng hẻo lánh bên những cánh rừng xà nu bạt ngàn xanh bất tận tưởng đã đặt ra một vấn đề có ý nghĩa lớn lao của dân tộc và thời đại. Để cho sự sống của đất nước và nội dung trường tồn không có cách nào khác là phải đứng lên cầm vũ khí chống lại và tiêu diệt kẻ thù tàn ác 

Xin Lưu Ý:

Mọi thông tin thắc mắc về tuyển sinh quý phụ huynh và các em học sinh có thể đặt câu hỏi bên dưới hoặc liên hệ để được hỗ trợ và hướng dẫn

Giờ hành chính từ : Thứ 2 đến Thứ 7 từ 7h'30 phút đến 18h00 Hàng ngày.

Điện Thoại Hỗ trợ Hotline 24/7:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tin Mới Đăng

Designed By Vietnam Education