Thứ Ba, 9 tháng 1, 2018

Soạn bài Qua đèo ngang

Đề bài : Soạn bài Qua đèo ngang 

BÀI LÀM 
TÌM HIỂU CHUNG 

Tác giả: Bà Huyện Thanh Quan ( 1805-1848) 
  • Tên thật là Nguyễn Thị Hinh. 
  • Quê quán ở phường Nghi Tàm, Huyện Vĩnh Thuận Hà Nội. 
  • Bà là học trò của danh sĩ Phạm Qúy Thích, chồng bà làm quan tri huyện Thanh Quan nên người đời gọi bà là bà huyện Thanh Quan.. 
  • Bà sáng tác không nhiều, các tác phẩm chủ yếu viết bằng thể thơ Đường Luật như “ Thăng long thành hoài cổ, “ Qua đèo ngang”, “ Chiều hôm nhớ nhà”,… 

Tác phẩm
Qua đèo ngang là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất trong sự nghiệp sáng tác của Bà Huyện Thanh Quan. 
Bài thơ được sáng tác theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
Bài thơ là nỗi niềm tâm sự của nhà thơ trước khung cảnh hoang sơ, heo hút, về cuộc sống con người, đồng thời thể hiện nỗi nhớ nước nhà.
PHÂN TÍCH TÁC PHẨM
Hai câu đề 
“ Bước tới đèo ngang bóng xế tà 
Cỏ cây chen lá, đá chen hoa” 
soan bai qua deo ngang
  • Bài thơ được viết khi lấy bối cảnh khung cảnh Đèo ngang lúc chiều tà “ bóng xế chiều” làm cho tâm trạng dễ rơi vào trạng thái cô đơn, buồn tủi. 
  • Khung cảnh đèo ngang chỉ có “ cỏ cây chen đá, lá chen hoa”. Một nơi heo hút, vắng vẻ, thiếu vắng đi những khung cảnh tươi tốt, tràn đầy sức sống. Nơi đây bao quanh là núi cao, cỏ cây. 
  • Điệp từ “ chen” làm tăng lên tính hiu quạnh của nơi đây. 

Hai câu thực
“ Lom khom dưới núi, tiều vài chú 
Lác đác bên sông, sợ mấy nhà” 
  • Thấp thoáng nơi đây là vóc dáng của vài chú tiều phu. Tương phản với hình ảnh um tùm của cỏ cây chỉ có vài bóng con người ít ỏi, thưa thớt. 
  • Các cụm từ láy “ lom khom, lác đác” và cụm từ “ chợ mấy nhà” được nhà thơ sử dụng hết sức thành công trong việc gợi hình, gợi cảm, tăng lên cảm giác hoang vắng, quạnh hiu. 
  • Sự sống le lói, hiếm hoi nơi đây làm cho tâm trạng người đến cảng trở nên bồn chồn, buồn thương. 
Hai câu luận
 Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc 
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia” 
  • Sử dụng hình ảnh của “ con quốc quốc”, “ cái gia gia” để gợi tả nỗi nhớ quê hương, nhớ đất nước vô hạn.
  •  Cặp từ láy được đặt trong hai câu càng làm tăng thêm nỗi nhớ thương hết sức não nề. 
  • Người lữ khách xa quê hương bấy lâu, trong khung cảnh chiều tà, nắng tắt, bộn bề hoang vắng giữa thiên nhiên lạnh lẽo, không gian trải rộng nhưng chỉ có vài tiếng chim kêu càng khiến lòng người thêm thê lương, lạnh lẽo. 
  • Nỗi lòng của bà huyện thanh quan cứ khoắc khoải mãi không thôi.
Hai câu kết
 “ Dừng chân nghỉ lại trời non nước
 Một mảnh tình riêng ta với ta” 
  • Khung cảnh rộng lớn của “ non nước” , ta nghỉ lại chốn đây, nhưng lại chỉ có hình bóng của một con người khiến tác giả cảm thấy lạc lõng, chơi vơi. 
  • Biết bao tâm tư tình cảm, nghĩ suy không có người sẻ chia, “ một mình ta với ta”. 
  • Nỗi buồn dường như trở nên sâu đậm hơn, buồn đến da diết, nao lòng với biết bao nỗi nhớ bộn bề

TỔNG KẾT


  • Sử dụng các hình ảnh so sánh, cặp từ láy tượng hình, tượng thanh,.. với giọng thơ da diết, sâu sắc. 
  • Nỗi niềm nhớ nhà, nhớ nước của nhà thơ, nỗi cơ đơn càng được lan rộng bởi khung cảnh chốn đèo ngang. 

Xin Lưu Ý:

Mọi thông tin thắc mắc về tuyển sinh quý phụ huynh và các em học sinh có thể đặt câu hỏi bên dưới hoặc liên hệ để được hỗ trợ và hướng dẫn

Giờ hành chính từ : Thứ 2 đến Thứ 7 từ 7h'30 phút đến 18h00 Hàng ngày.

Điện Thoại Hỗ trợ Hotline 24/7:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tin Mới Đăng

Designed By Vietnam Education