Thứ Bảy, 6 tháng 1, 2018

Tác Phẩm Sóng Của Xuân Quỳnh

Tác phẩm Sóngcủa Xuân Quỳnh

Đề bài: Hãy phân tích tác phẩm Sóng của Xuân Quỳnh 

1, đặt vấn đề 

Trong bài thơ Tự hát, Xuân Quỳnh đã viết : Em trở về với đúng nghĩa tình em Là máu thịt đời thường ai chẳng có Cũng ngừng đập khi cuộc đời không còn nữa Biết yêu anh ngay cả khi đất chết đi rồi Quả thật thơ Xuân Quỳnh chính là bản lí lịch tâm hồn của chị, tâm hồn của người đàn bà đôn hậu, chân thành, nhiều âu lo, và luôn da diết trong khát vọng hạnh phúc đời thường. “Sóng” in trong tập “Hoa dọc chiến hào”là bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ Xuân Quỳnh.
Hình ảnh con sóng dữ dội
Mượn sóng để diễn tả tình yêu là điều không mới trong văn học. Điều đáng nói là với bài thơ này Xuân Quỳnh không dùng sóng để hình tượng hóa khái niệm tình yêu như nhiều người vẫn làm mà qua sóng nữ thi sĩ giãi bày những khát vọng trong tình yêu. Nhận xét chung – Xuyên suốt bài thơ là sóng và em. Hai nhân vật trữ tình cùng chung gương mặt. – Thể thơ ngũ ngôn với sự biến hóa linh hoạt trong cách ngắt nhịp đã diễn tả âm điệu của những cơn sóng là âm điệu của những tình yêu.

Khổ 1: Sự gặp gỡ giữa sóng và em  

Sóng mang trong nó những trạng thái đối lập mà thống nhất: Dữ dội và dịu êm Ồn ào và lặng lẽ Biển cả bao gồm những cơn sóng ào ạt mãnh liệt và cả những cơn sóng dịu êm. Tình yêu cũng như cơn sóng tình yêu dịu êm, lặng lẽ nhưng không thiếu những giây phút dữ dội ồn ào. Một tâm hồn càng phong phú thì tình yêu càng giàu bậc. Trong bài thơ “thuyền và biển” Xuân Quỳnh đã viết Cũng có khi vô cớ Biển ào ạt xô thuyền Vì tình yêu muôn thuở Có bao giờ đứng yên Điều đáng nói, con sóng – tình yêu của Xuân Quỳnh là sản phẩm của một nữ tính. Nó muốn thử thách với “dữ dội”, “ồn ào” nhưng khao khát được trở về với “dịu êm” và “lặng lẽ”. Con sóng sẵn sàng vượt thoát khỏi môi trường chật hẹp, thiếu sự đồng cảm để tìm đến cội nguồn của nó “Sông không hiểu nổi mình Sóng tìm ra tận bể Ra tận bể, sóng sẽ hiểu chính mình, cũng như người con gái với tình yêu để nhận thức được khát vọng, giá trị của bản thân. Câu thơ “Sóng tìm ra tận bể” thật giản dị mà chứa đựng trong nó cái nhẫn nại, quả quyết, mãnh liệt trong cơn sóng nhỏ bé. Nó mang lại bóng dáng của Xuân Quỳnh Núi cao biển rộng sông dài Tôi đi khắp chốn tìm người tôi yêu

Khổ 2 : Quy luật của sóng – quy luật của tình yêu 

Cũng như sóng biển từ bao đời nay, tình yêu là câu chuyện muôn thuở. Tình yêu không giới hạn trong phạm vi lứa tuổi nào nhưng nó đặc biệt ưu tiên cho tuổi trẻ. Trong một bài thơ khác, chính Xuân Quỳnh đã viết: Tình yêu từ những ngày xưa Trải bao năm tháng bây giờ đến ta Tiếng yêu từ những ngày xa Trải bao cay đắng vẫn là vẹn nguyên. Trở lại câu thơ với Xuân Quỳnh, người đọc cảm nhận rõ xúc cảm hân hoan của người phụ nữ đang yêu, đứng trước những cơn sóng chìm sóng nổi mà thổn thức bồi hồi bởi sự vĩnh hằng của sóng, sự trẻ trung muôn đời của tình yêu. Từ “bồi hồi” mang trong nó nguyên vẹn cái hồi hộp thổn thức của tình yêu. Khi viết bài thơ này, Xuân Quỳnh còn rất trẻ, dẫu đã phải trải qua những đổ vỡ mất mát trong hạnh phúc vẫn không hề mất niềm tin vào tình yêu

Khổ 3 + khổ 4: khát vọng tìm về cội nguồn của sóng – cội nguồn của tình yêu 

Tình yêu bắt đầu từ đâu, từ lúc nào, đó là câu hỏi muôn đời khi người đến với tình yêu. Trước không gian bao la là biển cả Xuân Quỳnh trăn trở, thổn thức bồi hồi – những câu hỏi có vẻ riêng tư bỗng như mang tầm khái quát Ở những câu thơ trên nói về sóng biển và tình yêu một cách chung chung, đến đây tình yêu trở lên cụ thể, gần gũi, tình yêu của anh và em. Tình yêu bắt đầu từ đâu? Các nhà thơ thường có xu hướng trả lời bằng cách ghi lại ấn tượng về khoảng khắc đầu tiên. Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy Ngàn năm chưa dễ mấy ai quên ( Thế Lữ ) Buổi ấy lòng ta nghe ý bạn Lần đầu rung động nỗi thương yêu ( Xuân Diệu) Ở một bài thơ khác, Xuân Diệu thậm chí giả vờ ngẩn ngơ một cách khái quát: Ai đâu cắt nghĩa được tình yêu Có nghĩa gì đâu một buổi chiều Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt Bằng mây nhè nhẹ gió hiu hiu Còn Xuân Quỳnh, chị lặng lẽ truy lum, cách truy tìm bởi vì trong tim
ngọn nguồn Sóng bắt đầu từ gió Gió bắt đầu từ đâu Điều thú vị của sự truy tìm ấy là tìm mà không được. Trước sự bí ẩn của tình yêu, Xuân Quỳnh lắc đầu thú nhận “Em cũng không biết nữa” và chỉ biết “ Khi nào ta yêu nhau” là tình yêu hiện hữu trong lòng. Chính sự bất lực của câu trả lời đã góp phần kì ảo hóa tình yêu. Bởi vì tình yêu là chuyện của tình, người ta chỉ có thể cảm nhận chứ làm sao phân tích rạch ròi. Nếu câu thơ viết là “ Khi nào ta yêu nhau – Em cũng không biết nữa”. Nó sẽ nghiêng về lý trí tỉnh táo. Viết như Xuân Quỳnh hiệu quả khác hẳn. Nó như lời ra, như tiếng thở nhẹ nhàng như nỗi choáng váng của cô gái khi chạm phải vùng chói sáng của tình mình: Tình yêu chả thế mà cô gái trong ca dao đã từng than thở Thấy anh như thấy mặt trời Khó …..khó nói trao lời khó trao ·

Khổ 5 Nỗi nhớ trong tình yêu Đối diện với đại dương, Xuân Quỳnh khám phá ra một điều giản dị mà cũng là chân lý sâu xa 

 Biển gồm cả những cơn sóng nổi và những cơn sóng chìm. Bởi mang hai thứ sóng ấy trong lòng mà biển chẳng bao giờ nguôi yên. Thì ra đại dương là cả một tâm trạng lớn. Đại dương đang bị nỗi khát khao mong nhớ dày vò đến cồn cào. Ở đoạn trên băn khoăn tìm hiểu về nguồn gốc bí ẩn của sóng thi sĩ thấy bất lực nhưng ở đoạn này Xuân Quỳnh đã thấy sự lý giải không ngờ song bắt đầu từ nỗi nhớ Ôi con sóng ngày xưa Và ngày sau vẫn thế Sóng mang trong mình nỗi nhớ và sóng chính là nỗi nhớ Sự thú vị ở chỗ: Sóng bao giờ cũng thức, sóng không ngủ bởi: sóng ngủ thì sóng cũng không tồn tại. Vì lý do này mà người ta thấy sóng là nhịp đập của biển, là tình của biển. Đối với Xuân Quỳnh, chỉ vì sóng nhớ bờ mà sóng không ngủ được. Từ đó thi sĩ liên tưởng tới tình người phụ nữ khi yêu. Và thật bất ngờ, thi sĩ khám phá ra chính mình Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức Nếu sóng là sự sống của biển thì nỗi nhớ là sự sống của tình yêu. Nỗi nhớ đồng nghĩa với tình yêu. Một tâm hồn ngừng yêu, một mối tình đã tắt. Sóng thức trong lòng biển đã cồn cào, sóng thức trong lòng em luôn vạn lần cồn cào hơn. Sóng chỉ nhớ bờ trong cõi thức “Ngày đêm không ngủ được. Người phụ nữ khi yêu là hiến dâng toàn tâm toàn ý, toàn hồn. Cho nên ngay cả đến trong mơ còn thức”. Câu thơ tựa như một con sóng xuyên qua cả hai cõi mộng – thực. Giới hạn của sóng là cõi thực, còn người phụ nữ khi yêu thì nỗi nhớ đã xáo trộn cả thực và mơ. Nếu còn một cõi nào khác thì người phụ nữ ấy cũng sẽ dành trọn cho tình yêu. Cả cuộc đời là nỗi trăn trở lớn. Đã không ngủ trong cõi thực còn thao thức trong cõi mộng. Câu thơ đã diễn tả thực hàm xúc tâm lý người phụ nữ khi yêu. Chẳng phải khi yêu người ta muốn tận hưởng khoảnh khắc hạnh phúc cho nên người phụ này ở đâu cũng muốn thức. Phải cố thức ở trong cõi mộng và cõi thực để nâng niu, chắt chiu từng khoảnh khắc hạnh phúc. Ngỡ như chỉ cần chớp mắt trong giây lát thể là một khoảnh khắc đã trôi qua uổng phí. Chẳng phải khi yêu người ta cũng phảng phất lo sợ mất nhau, như thể chỉ cần chớp mắt một chút thôi thì e rằng vì một lý do nào đó người mình yêu bỗng tan biến, cơ hội mình đang cầm nắm sẽ tuột khỏi tầm tay

 Khổ 6 + 7: Khát vọng về sự thủy chung 

– Nếu tình yêu là quy luật của người thì thủy chung là quy luật của tình yêu. Bởi vì, tình yêu dù trong sáng mãnh liệt đến đâu cũng gắn với đời thường. Mà đời thường thì nhiều dâu bể. Vì thế, những kẻ yêu nhau ngoài những đam mê cháy bỏng rất cần sự thủy chung. Dẫu xuôi về phương Bắc Dẫu ngược về phương Nam Nơi nào em cũng nghĩ Hướng về anh một phương Với hình thức nói ngược, những câu thơ trên của Xuân Quỳnh như thoáng qua chút thách thức. Thông thường người ta nói “ Xuôi Nam ngược Bắc”. Xuân Quỳnh nói ngược lại với hàm ý sâu xa. Cho dù cuộc đời đổi thay dù xuôi hay ngược, cho dù ở nơi đâu, em luôn “hướng về anh một phương”. Kết cấu của các câu thơ “ Dẫu xuôi….Dẫu ngược….” gợi cảm giác tất tả ngược xuôi lo toan của người phụ nữ hết lòng vì tình yêu, vì người mình yêu. Câu thơ như một lời thủy chung như một, Xuân Quỳnh cảm nhận niềm tin tỏa ra vạn vật, tỏa ra những con sóng Ở ngoài kia đại dương Trăm ngàn con sóng đó Con nào chẳng tới bờ Dù muôn vời cách trở Ẩn chứa đằng sau niềm tin về trăm ngàn con sóng vẫn mải miết tìm về với bờ, dẫu muôn vời cách cách trở là ý thức khiêm nhường của người phụ nữ tự biết mình là “trăm ngàn con sóng” ở ngoài đại dương. Và sự vô thủy, vô chung của cuộc đời, của vũ trụ. Dự cảm về sự mong manh của kiếp người, sự sương khói của tình
yêu đã từng thấp thoáng trong nhiều bài thơ của Xuân Quỳnh – Này anh, em biết Rồi sẽ có ngày Dưới hàng cây đây, ta không còn đứng Như người lính gác Đã hết phiên mình Như lá vàng rụng Cho chồi thêm xanh – Em đâu dám nghĩ là vĩnh viễn Hôm nay yêu mai có thể xa rồi Mặt khác, chính ở khổ thơ này lại chứa đựng một niềm tin to lớn. Xuân Quỳnh đã tìm thấy ở quy luật của tự nhiên cái quy luật của tình cảm người. Cuộc đời tuy dài rộng nhưng năm tháng vẫn lại vẫn đi qua hết mọi cuộc đời, những đám mây cần mẫn mải miết sẽ trôi qua, động từ “ rộng”, điệp từ “ vẫn” thể hiện một quan tâm âm thầm mà mãnh liệt. Điều đó cũng nói lên quy luật của tình yêu: tình yêu chân chính không chấp nhận những kẻ nửa vời, hèn nhát, dối lừa. Hành trang đi đến tận cùng tình yêu, hạnh phúc chính là lòng can đảm, sự kiên nhẫn và cả đức hy sinh: Làm sao được tan ra Thành trăm con sóng nhỏ Giữa biển lớn tình yêu. Hành trình tâm tình của Xuân Quỳnh đã đi từ dòng sông chật trội như sóng nước muôn dòng dồn về biển lớn để được sống hết mình trong tình yêu đại dương của nhân loại, để hóa thân vĩnh viễn vào tình yêu của muôn đời, muôn người. Nếu một đời người có giới hạn trong năm thì Xuân Quỳnh muốn tan ra thành trăm con sóng nhỏ, khiêm nhường, để dào dạt vỗ tới ngàn năm. Chữ “tan” cho thấy một khát vọng dâng hiến âm thầm, mãnh liệt, đầy nữ tính. Nó khác hẳn với chữ “tan” đầy nam tính trong bài “Biển” của Xuân Diệu. Anh xin làm sóng biết Hôn mãi cát vàng em Hôn thật khẽ thật êm Hôn êm đềm mãi mãi Đã hôn rồi hôn lại Cho đến nát muôn đời Đến tan cả đất trời Anh mới thôi ào ạt – Bài thơ đã diễn tả tình yêu của người phụ nữ thiết tha, nồng nàn chung thủy, muốn vượt lên thử thách của thời gian và sự hữu hạn của một đời người. – Tình yêu trong bài thơ vừa có nét truyền thống, vừa có nét hiện đại ( chủ động) – Thể thơ năm chữ cùng với thể linh hoạt phóng túng khi ngắt nhịp, phối âm, đã gợi lên đầy ấn tượng nhịp sóng biển, sóng lòng : khi dịu êm nhịp nhàng, khi dữ dội trào dâng. Bài thơ gồm chín khổ nó cho ta hình dung mỗi câu thơ là một làn sóng, mỗi khổ thơ là những đợt sóng nối nhau vào – ra dào dạt, liên tục, không ngớt. Chính đặc điểm này tạo nên sự nhịp nhàng của âm điệu, nó vừa diễn tả được nhịp điệu của sóng đại dương vừa mô phỏng được nhạc điệu của tâm hồn. Chủ yếu là của một tâm trạng đang yêu tha thiết, dịu dàng. Tất cả tập trung diễn tả nổi bật một trạng thái không yên định trong tình yêu. Nhưng tràn đầy hạnh phúc. 

Xin Lưu Ý:

Mọi thông tin thắc mắc về tuyển sinh quý phụ huynh và các em học sinh có thể đặt câu hỏi bên dưới hoặc liên hệ để được hỗ trợ và hướng dẫn

Giờ hành chính từ : Thứ 2 đến Thứ 7 từ 7h'30 phút đến 18h00 Hàng ngày.

Điện Thoại Hỗ trợ Hotline 24/7:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tin Mới Đăng

Designed By Vietnam Education