Thứ Bảy, 6 tháng 1, 2018

Tìm Hiểu Nghệ Thuật Trần Thuật Trong Tác Phẩm Những Đứa Con Trong Gia Đình

Tìm hiểu Nghệ thuậttrần thuật trongtácphẩm những đứa con gia đình

Câu chuyện được kể bằng điểm nhìn của Việt – một chiến sĩ giải phóng quân gan dạ từ trong trứng nước, vào trận lần đầu đã thể hiện tinh thần của một chiến sĩ diệt Mỹ, nhưng đồng thời cũng là một thanh niên mới lớn, vô tư, lộc ngộc, hồn nhiên. Cho nên tất cả sự kiện, kí ức đều được khúc xạ qua thế giới tâm hồn ấy mà trở nên mới mẻ hơn, riêng tư hơn. Đồng thời tạo ấn tượng chân thật hơn trước mắt người đọc.
– Kể hồi tưởng của Việt – một chiến sĩ bị thương giữa chiến trường trong những lần cố gắng đi tìm đồng đội hay sẵn sàng chờ giặc đến đã ngất đi tỉnh lại nhiều lần. Nhất định câu chuyện ấy ít nhiều phải liên quan hoặc gợi ra từ tình huống người chiến sĩ đang phải đối mặt
-> Việc tổ chức sắp xếp các sự việc sự kiện trở lên linh hoạt, tự nguyện hơn. Sự việc này gợi liên tưởng đến sự việc khác cứ như thế câu chuyện về gia đình giống như một cuốn phim quay chậm lần lượt hiện lên với những kí ức sâu đậm nhất ( câu chuyện về việc được kí đi bộ đội của hai chị em trong lần tỉnh dậy thứ tư của Việt được gợi lại từ hình ảnh thấy thấp thoáng về người mẹ trong lần thứ ba. Câu chuyện về tình yêu của ba má, về bàn tay to bản bao bọc che chở đàn con, về ánh mắt vượt sông, vượt biển của má vẫn còn thấp thoáng qua trong đầu anh. Nó nhớ anh nhớ tới:”Ngày má chết rồi, ý nghĩa đi bộ đội cũng thôi thúc Việt như vậy”. Thêm nữa là tiếng đạn nổ rất gần báo tin rằng đồng đội đang ở ngay đây, những người đồng đội mới gặp đã gần gũi thân quen đã coi anh như cậu út em trong gia đình vậy
Hình ảnh chiến đấu đẹp của các chiến sỹ 
> làm cho mạch truyện về việc hai chị em tranh nhau đi tòng quân trở lên tự nhiên và linh hoạt Kể bằng điểm nhìn của Việt là nhà văn đã mượn người kể chuyện để trao ngòi bút cho nhân vật tự viết về mình. Cách tường thuật này tạo lên những trang văn đậm trữ tình, chân thật về tâm trạng chính của nhân vật chính. Bị thương vào mắt sau một trận đo lệ với dịch và lạc đồng đội giữa chiến trường, Việt chỉ còn cảm nhận thế giới xung quanh bằng ảo giác, hồi tưởng lần tỉnh dậy thứ tư này Việt biết đêm nữa lại qua tiếng nhạc dế u u cao vút mãi lên và độ sâu của đêm được đo bằng tất cả quen thuộc gần gũi này. Việt nhận thấy đó là đêm sâu thẳm vì quá yên tĩnh. Cái thăm thẳm của đêm làm cho Việt như đang sống trong giấc mơ về má “ Người Việt như đang tan ra nhè nhẹ”. Má sẽ lại bơi xuồng, ghé lại qua nhà, xoa đầu Việt đánh thức Việt, rồi lấy xoong cơm đi làm đồng về cho Việt ăn. Mấy giọt mưa làm cho Việt tỉnh hẳn để sống và cảm nhận với thực tại
Nhập tâm vào dòng tâm trạng chính của nhân vật chính nhà văn đã thể hiện cảnh vật rất chân thực và sinh động của một cậu thanh niên mới lớn, lần đầu tiên nếm trải cảm giác bị lạc đồng đội trong chiến trường. Việt không sợ phải đối đầu với giặc, không sợ hy sinh nhưng cái sợ cái vắng lặng và cô đơn nơi chiến trường. Một mình không chỉ xuất hiện trong ý nghĩ mà nó trở thành vô vàn câu hỏi bật lên và dội vào từng đường gân thớ thịt bởi lẽ bóng đêm không chỉ mang theo sự cô đơn. Bóng đêm với chàng trai thiếu niên lộc ngộc mới lớn còn đáng sợ vì nó mang đến con ma cụt đầu vẫn ngồi trên cây xoài mồ côi và thằng chỏng, thằng cụt lưỡi hay nhảy nhót trong những cơn mưa
Giọng trần thuật qua tâm tưởng nhà văn Việt đã thể hiện rõ nét với người đọc những suy nghĩ , cảm nhận và đầy nội tâm của nhân vật ấy trong thể hiện mà anh phải đối mặt nơi chiến trường.

Xin Lưu Ý:

Mọi thông tin thắc mắc về tuyển sinh quý phụ huynh và các em học sinh có thể đặt câu hỏi bên dưới hoặc liên hệ để được hỗ trợ và hướng dẫn

Giờ hành chính từ : Thứ 2 đến Thứ 7 từ 7h'30 phút đến 18h00 Hàng ngày.

Điện Thoại Hỗ trợ Hotline 24/7:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tin Mới Đăng

Designed By Vietnam Education